Chảy máu nướu răng khi mang thai - câu chuyện của nhiều bà bầu

đăng bởi

 

Phải nói rằng, thiên chức làm mẹ là vô cùng thiêng liêng với tất cả phụ nữ, thời gian thai kỳ là một thời gian khó khăn với rất nhiều vấn đề xảy ra.

Một trong số đó là việc chảy máu nướu răng khi mang thai. Sau đây, chúng ta cùng  tìm hiểu các vấn đề bà bầu bị chảy máu chân răng và cách chữa cũng như vấn đề liên quan khác nhé.

Bà bầu bị sưng lợi chảy máu chân răng

Lý do cho hiện tượng bị sưng lợi chảy máu chân răng ở bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian thai kỳ. Chúng khiến cho nướu trở nên mẫn cảm hơn và các vi sinh vật thường xuyên gây mảng bám răng.

Không thể tránh khỏi việc bà bầu thường xuyên ăn vặt hay ăn đồ ngọt khi mang thai. Thế nhưng những bà bầu ko lưu ý vệ sinh răng miệng cũng gây sưng lợi chảy máu chân răng.

Khi này mẹ bầu sẽ thấy phần nhú nướu sưng to, màu của chúng trở nên đậm hơn và trở nên bóng sáng. Cho tay vào sờ thấy mềm, dễ bị chảy máu chân răng, hở chân răng… Bên cạnh đó là các dấu hiệu miệng trở nên mùi thậm chí là ngứa, lợi trở nên sưng tấy rõ ràng.

Chảy máu chân răng ở mẹ bầu

Chảy máu chân răng ở mẹ bầu

Với nhiều trường hợp bà bầu còn gặp cả việc nướu có thể nổi lên những cục nhỏ, gây khó chịu, chảy máu khi đánh răng. Loại u kể trên thường được xem là khối u mang thai, u hạt sinh mủ. Thế nhưng u này vô hại và không sưng tấy.

Nhiều bà bầu thường có câu hỏi chảy máu răng có phải có thai hay không? Nhưng đáp án thì đây không phải dấu hiệu mang thai nhé các mẹ ơi. Mọi người nên xem xét những dấu hiệu có thai khác hoặc thử thai để phát hiện xem mình có bầu hay không.

Chảy máu chân răng khi mang thai có bình thường không?

Nướu (lợi) chảy máu, nhạy cảm (viêm lợi) rất phổ biến đối với phụ nữ mang thai.

Hormone thai kỳ làm nướu dễ bị sưng và nhiễm trùng, vì vậy gây nên chảy máu khi đánh răng.

 

 

Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Bị chảy máu chân răng là do thiếu những chất tham gia vào quá trình đông máu. Thế nên chúng gây ra hiện tượng khó cầm máu. Sau đây là liệt kê những chất bị thiếu, nên gây ra tình trạng chảy máu chân răng:

  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C (vốn dĩ có tác dụng tạo men và chống oxy hóa).
  • Chảy máu chân răng có thể do bệnh gan, vậy nên quá trình tổng hợp các chất đông máu từ vitamin K có khả năng gián đoạn.
  • Ngoài ra, chảy máu chân răng do bệnh viêm nha chu, viêm nướu; do chải răng không đúng cách vì bàn chải cứng hoặc hết hạn dùng…

Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên thì việc đi khám nha khoa là điều thực sự cần thiết để phát hiện ra nguyên nhân, xác định bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì… từ đó tìm ra hướng giải quyết.

Mẹ cần làm gì để ngăn chảy máu chân răng?

Mặc dù lúc đầu việc này sẽ khiến lợi chảy máu, nhưng hãy đánh răng thường xuyên. Sử dụng bàn chải lông mềm và dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Sau khi đánh răng, hãy nhổ ra thay vì súc miệng. Flour trong kem đánh răng giúp bảo vệ răng lâu hơn.

Khám răng giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn

Khám răng giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn

Khám răng định kỳ để lấy cao răng, đánh bóng và loại bỏ những mảng bám. Phương pháp này giúp loại bỏ cao răng và làm trơn láng bề mặt răng.

Khi ở nhà, rất nhiều việc có thể làm để giữ cho răng và lợi chắc khỏe. Nước bọt, vi khuẩn và thực phẩm bao phủ răng (mảng bám) khiến nướu dễ chảy máu hơn. Để giảm sự tích tụ mảng bám, mẹ nên:

  • Chải răng 2 phút, 2 lần trong ngày: sáng và tối bằng kem đánh răng có chứa flour.
  • Sau khi ăn hoặc uống ít nhất 1 giờ mẹ mới nên đánh răng. Lí do là bởi quá trình ăn làm mềm men răng. Vì vậy mẹ hãy để nước bọt làm cứng men răng trước.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng đầu nhỏ, góc cạnh, lông vừa hoặc mềm, hoặc bàn chải điện đầu xoay nhỏ. Loại nào cũng được, miễn là mẹ chải kỹ và thường xuyên.
  • Sử dụng bộ xỉa kẽ răng hoặc chỉ nha khoa ít nhất 3 lần/tuần để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa, đồng thời giúp giảm chảy máu. Bác sĩ có thể hướng dẫn cách sử dụng nếu mẹ không biết.
  • Dừng hút thuốc, bởi thuốc lá có thể khiến bệnh về lợi tồi tệ hơn. Hút thuốc lá cũng có hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Mẹ bị tiểu đường hãy giữ lượng đường trong máu ở mức cho phép, và tới nha khoa thường xuyên để kiểm tra. Viêm lợi và các bệnh về nướu rất phổ biến đối với những người bị tiểu đường. Chữa viêm lợi còn giúp mẹ cải thiện lượng đường trong máu, và ngược lại, kiểm soát lượng đường trong máu có thể hạn chế các vấn đề về lợi.
  • Hạn chế dùng các thức uống có đường và đồ ngọt thường xuyên. Mẹ có thể ăn trong bữa ăn nếu quá thèm.

Nếu mẹ đánh răng răng hàng ngày và nướu khỏe mạnh, mẹ không cần dùng nước súc miệng.

Tuy vậy, nếu mẹ cảm thấy đau khi đánh răng trong thời gian dài, nước súc miệng có thể giúp vệ sinh.

Mẹ có thể mua nước súc miệng sát trùng chứa chlorhexidin và hexetidine tại bất kỳ hiệu thuốc nào mà không cần đơn của bác sĩ. Hoặc bác sĩ sẽ cho lời khuyên nước súc miệng nào là tốt cho mẹ.

Chlorhexidin có thể sử dụng trong 1 tháng, nhưng có thể gây ố răng và làm lưỡi ố vàng. Chlorhexidin hiếm khi gây kích ứng dạ và dị ứng. Nếu mẹ nhận thấy mình bị dị ứng, hãy dừng sử dụng nước súc miệng và đi gặp bác sĩ.

Chảy máu chân răng có dẫn đến các vấn đề khác không?

Viêm nướu nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, làm yếu mô và xương giúp răng chắc khỏe.

Nếu mẹ không tới nha khoa để chữa viêm nha chu, răng và lợi có thể có thể diễn tiến xấu đi. Lợi bị nhiễm trùng và mọc túi mủ (áp xe), sau đó là tình trạng mất răng. Dây chằng và xương chân răng cũng bị tổn thương.

Túi nha chu to dần ra cho đến khi rụng răng. Mẹ có thể đối mặt với tình trạng mất một hoặc nhiều răng. Vấn đề này xảy ra đối với người mắc viêm nha chu nặng, do vậy việc chữa trị căn bệnh này ngay thời kỳ đầu là rất quan trọng.

 

 

Các bệnh về nướu có gây ảnh hưởng đến con?

Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy bệnh về nướu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy vậy, điều này có nghĩa là sức khỏe tổng quan của mẹ không được bảo đảm. Nếu mẹ không khỏe mạnh, sự phát triển của con cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều chuyên gia cho rằng có một mối tương quan giữa bệnh viêm nha chu và:

  • Trẻ sinh thiếu tháng
  • Trẻ sinh thiếu cân
  • Các biến chứng khi mang thai, tiền sản giật.

Điều này có thể do viêm và vi khuẩn gây ra bệnh về nướu. Tuy vậy chưa có bằng chính xác về vấn đề này.

Nếu mẹ ăn uống không lành mạnh và có cuộc sống gia đình căng thẳng, có thể do các vấn đề về tài chính, con có nguy cơ sinh non về sau.

Không chăm sóc sóc răng đúng cách có thể một phần do không có khả năng chi tiêu cho ăn uống và sinh lành mạnh mà một bà mẹ cần.

Nếu mẹ lo lắng về sức khỏe của mình, hãy nói với bác sĩ. Họ có thể giúp mẹ sắp xếp những buổi khám răng miễn phí, đăng khi các lớp tiền sản miễn phí và đưa những lời khuyên bổ ích cho cuộc sống lành mạnh.

Khi nào cần tới nha khoa?

Nếu lợi chảy máu và nhạy cảm, tới gặp nha sĩ ngay lập tức. Mẹ không cần đợi tới lần khám định kỳ nếu mẹ cảm thấy có vấn đề.

Hãy nói với bác sĩ mình đang mang thai, để mẹ không cần chụp X quang trừ khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, gây tê cục bộ ở bất cứ thời điểm nào khi mang thai cũng an toàn.

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti